Gần 1.000 đại biểu phụ nữ tiêu biểu trên toàn quốc đã về tham dự Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 tại Hà Nội.
Hôm nay (10.3), Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 diễn ra phiên khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027.
Đại hội có chủ đề: “Phát huy truyền thống, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, vì hạnh phúc của phụ nữ, vì sự phồn vinh của đất nước”.
Các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự phiên khai mạc Đại hội.
Phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam khoá XII Hà Thị Nga nhấn mạnh: Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII diễn ra trong bối cảnh hội viên phụ nữ cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII; kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2017 - 2022; đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Theo lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Việt Nam, đây là đại hội của tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển nhằm phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. Quyết tâm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phấn đấu vì hạnh phúc, tiến bộ của phụ nữ, vì sự phồn vinh của đất nước.
Trong thành phần đại biểu có 35 đại biểu khối lực lượng vũ trang nhân dân (3,5%), 54 đại biểu là doanh nhân (5,4%), 83 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương (8,3%), 164 đại biểu đại diện cho 53 dân tộc thiểu số (16,4%), 41 đại biểu tiêu biểu các tôn giáo (4,1%)
Đoàn chủ tịch điều hành Đại hội.
Mục tiêu của Đại hội lần này là: Phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chủ động hội nhập, ý thức làm chủ của các tầng lớp phụ nữ; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tích cực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ.
Theo báo cáo tại Đại hội, tại Việt Nam, phụ nữ chiếm 50,2% dân số, 47,4% lực lượng lao động, phụ nữ ngày càng khẳng định tiềm năng, vai trò và vị thế quan trọng trong gia đình, xã hội, đóng góp xứng đáng vào tiến trình phát triển đất nước.
Nguồn: laodong.vn